Xét nghiệm APTT là gì và khi nào cần xét nghiệm APTT?

Cập nhật ngày 15/08/2022 bởi mychi

Bài viết Xét nghiệm APTT là gì và khi nào cần xét nghiệm APTT? thuộc chủ đề về Giải Đáp thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng VietVan tìm hiểu Xét nghiệm APTT là gì và khi nào cần xét nghiệm APTT? trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : “Xét nghiệm APTT là gì và khi nào cần xét nghiệm APTT?”

Xét nghiệm APTT là một trong các xét nghiệm để đánh giá chức năng cầm – đông máu của con người. Thông thường, xét nghiệm APTT thường được chỉ định trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, khám chức năng gan, trước phẫu thuật hay bệnh lý liên quan đến đông máu…


04/07/2019 |Xét nghiệm chức năng gan và những điều cần biết
29/06/2019 |Những phương pháp xét nghiệm HP thông dụng hiện nay là gì?
29/06/2019 |Xét nghiệm HBsAg ở đâu uy tín, tốt nhất?

1. Khi nào cần xét nghiệm đông máu?

Các bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm đông máu khi cần làm phẫu thuật hay cần phải hỗ trợ cầm máu. Xét nghiệm sẽ cho biết chính xác khả năng cầm máu của bệnh nhân có tốt hay không, có gặp vấn đề gì và đưa ra biện pháp khắc phục.

Với kết quả xét nghiệm đông máu, bác sĩ sẽ kết hợp với thông tin triệu chứng lâm sàng, tiền sử gia đình và bản thân,… để đưa ra quyết định chẩn đoán về bất thường đông máu.

xét nghiệm APTT giúp hỗ trợ các trường hợp đông máu

Xét nghiệm đông máu khi chuẩn bị mổ

Theo giai đoạn đông máu, xét nghiệm đông máu cũng gồm nhiều xét nghiệm nhỏ tương ứng. Hiện nay với sự phát triển của y học, tại các bệnh viện lớn hiện đại như MEDLATEC đều áp dụng xét nghiệm trên máy tự động.

Cụ thể, sẽ thực hiện xét nghiệm đông máu để:

– Chẩn đoán loại rối loạn và mức độ rối loạn đông máu mà người bệnh mắc phải, thực hiện trong chẩn đoán bệnh hoặc hỗ trợ điều trị.

– Người bệnh có triệu chứng rối loạn chảy máu khi không dùng thuốc chống đông máu như: Chảy máu cam, chảy máu răng, bầm tím, máu trong phân, máu trong nước tiểu, chảy máu trong khớp, giảm thị lực.

– Thực hiện trước mổ để chuẩn bị thuốc hỗ trợ nếu cần thiết.

2. Các xét nghiệm đông máu

Có rất nhiều các xét nghiệm nhỏ trong xét nghiệm đông máu, tùy vào trường hợp mà thực hiện các xét nghiệm khác nhau, và cũng mỗi bệnh viện sẽ có máy đáp ứng các xét nghiệm khác nhau. Dưới đây là các xét nghiệm đông máu cơ bản:

2.1. Xét nghiệm thăm dò giai đoạn cầm máu

  • Xét nghiệm đếm lượng tiểu cầu.
  • Xét nghiệm thời gian máu chảy: Theo phương pháp Ivy hoặc Duke.
  • Xét nghiệm co cục máu: Theo dõi quá trình co cục máu trong ống nghiệm.
  • Xét nghiệm dấu hiệu dây thắt: Đếm nốt xuất huyết khi duy trì áp lực cánh tay.
  • Xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu: Đánh giá chức năng tiểu cầu.
  • Xét nghiệm Định lượng vWF: Chẩn đoán bệnh rối loạn cầm máu di truyền do thiếu gen tổng hợp vWF.

Xét nghiệm APTT giúp hỗ trợ trong việc kiểm tra rối loạn đông máu

Quá trình cầm máu ở con người

2.2. Xét nghiệm thăm dò giai đoạn đông máu huyết tương

  • Xét nghiệm thời gian đông máu toàn phần.
  • Xét nghiệm thời gian PT: khảo sát con đường đông máu ngoại sinh.
  • Xét nghiệm APTT: Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa, biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố ở con đường đông máu nội sinh.
  • Xét nghiệm thời gian TT: Xét nghiệm thời gian Thrombin ở con đường đông máu chung.
  • Xét nghiệm thời gian REptilase
  • Xét nghiệm định lượng Fibrinogen trong huyết tương.
  • Xét nghiệm định lượng các yếu tố đông máu: tham gia cả hoạt hóa đông máu ngoại sinh và nội sinh.
  • Xét nghiệm định lượng AT-III, Protein C, Protein S (Các yếu tố kháng đông tự nhiên).

xét nghiệm APTT giai đoạn đông máu

Xét nghiệm APTT là xét nghiệm giai đoạn đông máu

2.3. Xét nghiệm thăm dò quá trình tiêu sợi huyết

  • Xét nghiệm định lượng sản phẩm thoái giáng FDP, D-Dimer.
  • Xét nghiệm thời gian tan cục đông: Nghiệm pháp Von-kaulla
  • Xét nghiệm định lượng yếu tố tham gia: PAI-1, Plasminogen, A2-antiplasmin.

3. Tìm hiểu về xét nghiệm APTT

Như vậy, xét nghiệm APTT, còn gọi là xét nghiệm Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá nằm trong xét nghiệm thăm dò đông máu. Chúng ta tìm hiểu rõ hơn nhé.

3.1. Nguyên lý

Khảo sát thời gian phục hồi calci của huyết tương citrat hoá sau khi ủ với một lượng thừa kaolin (hoạt hoá yếu tố tiếp xúc) và cephalin (thay thế yếu tố 3 tiểu cầu) sẽ đánh giá được chính xác các yếu tố khác của con đường đông máu nội sinh. 

Với xét nghiệm APTT, điều kiện hoạt hoá yếu tố tiếp xúc cũng như số lượng, chất lượng tiểu cầu trong mẫu kiểm tra đều không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. 

3.2. Dụng cụ, hóa chất cần thiết

Gồm:

– Ống nghiệm 75×9,5 mm.

– CaCl2 M/40.

– Bình cách thuỷ 37oC.

– Kaolin-cephalin thương phẩm đông khô: cần pha theo chỉ dẫn, nghiêng nhẹ cho đến khi tan hết, để 20 phút sau mới làm xét nghiệm.

– Kaolin-cephalin tự sản xuất: pha kaolin với NaCl 0,9% nồng độ 5mg/ml, pha cephalin với nồng độ thích hợp (theo chỉ dẫn sản xuất). Trộn hỗn dịch kaolin – cephalin với tỷ lệ 1/1 sử dụng.

3.3. Tiến hành xét nghiệm APTT

S1: Lấy máu và tách huyết tương nghèo tiểu cầu của chứng và bệnh nhân giống như xét nghiệm thời gian Quick.

xét nghiệm APTT kiểm tra đông máu

Tách huyết tương xét nghiệm

S2: Lấy 0,1 ml huyết tương nghèo tiểu cầu cần kiểm tra vào ống nghiệm, rồi để vào bình cách thuỷ 37oC.

S3: Thêm 0,1ml hỗn dịch Kaolin – cephalin. Trộn đều và ủ ở bình cách thuỷ 37oC trong 3 phút. Trong khi ủ, cứ 15 giây thì lắc trộn đều một lần.

S4: Thêm 0,1ml CaCl2 M/40, bật thời gian và theo dõi đến khi xuất hiện màng đông. Ghi lại thời gian đông.

S5: Mỗi mẫu huyết tương cần tiến hành 2 lần, kết quả lấy là thời gian trung bình của 2 lần kiểm tra.

S6: Tiến hành tương tự với mẫu chứng.

3.4. Kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm APTT

– Thời gian APTT của huyết tương bình thường dao động từ 30-35 giây tuỳ loại cephalin-kaolin, cũng phụ thuộc vào kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật của từng phòng xét nghiệm. 

Khi kết quả lớn trên 8 giây so với chứng thì thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá gọi là kéo dài. 

Kết quả kèo dài thường gặp ở rối loạn đường đông máu nội sinh do thiếu hụt yếu tố đông máu (hemophilie,…) hay do yếu tố chống đông lưu hành (bệnh leukemia cấp, điều trị heparin,…).

Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm gồm:

– Không tuân thủ thời gian ủ kaolin-cephalin với huyết tương. 

– Thời gian ủ của chứng và bệnh không giống nhau.

– Không trộn đều hỗn dịch kaolin-cephalin trước khi cho vào huyết tương.

– Mẫu huyết tương kiểm tra không được bảo quản đúng.

Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm như:

– Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch

– Không được thực hiện sớm ( <4h) sau lấy mẫu

– Chất lượng của máy phân tích

Như vậy, để xét nghiệm APTT có kết quả chính xác thì rất cần thực hiện ở cơ sở có điều kiện máy móc hiện đại, tiên tiến cùng nhân viên kỹ thuật trình độ cao, giám sát tiêu chuẩn.

4. Xét nghiệm APTT ở đâu?

Xét nghiệm APTT cũng là một trong những dịch vụ được bệnh viện đa khoa MEDLATEC cung cấp với công nghệ đi đầu cả nước. 

Khoa xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác và tin cậy.

Ưu điểm khi chọn dịch vụ xét nghiệm APTT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC:

– Đặt lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.

– Thủ tục và quá trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian.

– Danh mục gói khám đa dạng, đầy đủ, chi tiết.

– Tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.

– Hệ thống trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, sạch đẹp.

– Mức chi phí hợp lý, phù hợp với thu nhập chung của người dân.

Bạn còn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm APTT tại nhà, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chủ động hơn. 



Các câu hỏi về aptt s là gì


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê aptt s là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết aptt s là gì ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết aptt s là gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết aptt s là gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về aptt s là gì


Các hình ảnh về aptt s là gì đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Xem thêm tin tức về aptt s là gì tại WikiPedia

Bạn hãy xem thêm nội dung về aptt s là gì từ trang Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại

???? Nguồn Tin tại: https://vietvan.vn/hoi-dap/

???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://vietvan.vn/hoi-dap/

Related Posts

About The Author

Add Comment