Cập nhật ngày 11/09/2022 bởi mychi
Bài viết Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công
tác của chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội quy
định như thế nào? thuộc chủ đề về Thắc Mắt thời gian này đang được
rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Viết Văn tìm hiểu Chức trách,
nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của chính trị viên tiểu đoàn, hải
đoàn, đại đội, hải đội quy định như thế nào? trong bài viết hôm nay
nhé ! Các bạn đang xem bài viết : “Chức trách, nhiệm
vụ, mối quan hệ công tác của chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn,
đại đội, hải đội quy định như thế nào?”
Đánh giá về Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội quy định như thế nào?
Xem nhanh
Khác nhau: Trong cấp đại đội và tiểu đoàn sẽ gọi là chính trị viên và các cấp cao hơn tiểu đoàn mới được gọi là chính ủy. Hiểu đơn giản là cách gọi dựa trên phân cấp đơn vị trong quân đội.
Người giữ chức danh chính ủy từ cấp trung đoàn trở lên có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng tinh thần vững mạnh của bộ đội. Góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, tăng cường hiệu quả quản lý của các cấp chỉ huy.
Theo nghị quyết 51-NQ/TW ngày 20/7/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) xác định rõ “chính ủy là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ các hoạt động chính trị trong đơn vị; có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành các nội dung theo chức trách, nhiệm vụ; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung của đơn vị”.
Trong đó, chính ủy là người chủ trì toàn bộ hoạt động xây dựng đơn vị về chính trị; trực tiếp định hướng hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trong đơn vị làm theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời tuân thủ nghiêm các nghị quyết của cấp uỷ, tổ chức đảng, mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy đơn vị.
Mọi hoạt động của chính ủy phải bảo đảm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng được quán triệt sâu sắc trong toàn đơn vị; các cán bộ, chiến sĩ đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, trách nhiệm cao, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; các tổ chức trong đơn vị được xây dựng vững mạnh toàn diện, có chất lượng chính trị cao.
Để phát huy hết vai trò của mình, người chính ủy phải chủ động quan hệ chặt chẽ với chỉ huy các cấp của đơn vị trên tinh thần đoàn kết, thống nhất, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo. Trong quá trình hoạt động, chính ủy hết sức tạo điều kiện để các cấp phó hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình; đồng thời luôn bám sát cơ sở, phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh.
Là người chủ trì về chính trị trong đơn vị nên phẩm chất, năng lực, tác phong công tác, uy tín của chính ủy luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức tư tưởng, tình cảm, ý chí của mọi cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Vì vậy đòi hỏi người chính ủy phải thực sự vững vàng về chính trị, tư tưởng, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, lối sống; đồng thời phải có năng lực công tác, nói đi đôi với làm; thực sự gương mẫu trước tập thể để làm gương cho các đồng chí khác.

Trả lời:
Tại Điều 15 Thông tư số 29/2020/TT-BQP quy định như sau:
1. Chức trách của chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cấp mình về công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền.
2. Nhiệm vụ của chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội
a) Lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của ủy ban nhân dân các cấp hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên;
b) Nắm vững tình hình mọi mặt; chủ trì, phối hợp với người chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ cùng cấp lập kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng, huấn luyện, vận hành của Dân quân tự vệ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
c) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, báo cáo theo quy định.
3. Mối quan hệ công tác của chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn, đại đội, hải đội
a) Quan hệ với cấp ủy (chi bộ) cấp trên và cấp ủy (chi bộ) cấp mình là quan hệ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác Dân quân tự vệ;
b) Quan hệ với người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên là quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên;
c) Quan hệ với cơ quan chính trị của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đảng, công tác chính trị;
d) Quan hệ với ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức theo phân cấp quản lý là quan hệ phục tùng sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý điều hành về công tác đảng, công tác chính trị;
đ) Quan hệ với người chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ cùng cấp là quan hệ phối hợp công tác;
e) Quan hệ với cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng chân hoặc hoạt động trên địa bàn là quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác;
g) Quan hệ với người chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ thuộc quyền là quan hệ cấp trên với cấp dưới.
Các câu hỏi về chính trị viên tiểu đoàn là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê chính trị viên tiểu đoàn là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé