Ngày 2/9 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 2/9

Cập nhật ngày 31/08/2022 bởi mychi

Bài viết Ngày 2/9 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 2/9 thuộc chủ đề về Wiki How thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Viết Văn tìm hiểu Ngày 2/9 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 2/9 trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài viết : “Ngày 2/9 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 2/9”

Đánh giá về Ngày 2/9 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 2/9


Xem nhanh

Mục lục bài viết

Ngày 2/9 là một trong những ngày lễ đặc biệt quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với đất nước Việt Nam. Vậy ngày 2/9 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 2/9.

Để tìm hiểu rõ hơn về ngày 2/9 kính mời quý bạn đọc theo dõi bài viết của chúng tôi với chủ đề ngày 2/9 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 2/9 dưới đây.

Ngày 2/9 là ngày gì?

Ngày 2/9 là ngày Quốc khánh Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn trong năm của Việt Nam, diễn ra vào 2/9 hàng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ban đầu, ngày 2/9 được gọi là “Việt Nam độc lập” (Sắc lệnh 22C NV/CC ngày 18 tháng 2 năm 1946), còn ngày 19/8 là “Quốc khánh” (Sắc lệnh 141-B ký ngày 26 tháng 7 năm 1946). Từ năm 1954 ngày 2/9 lần đầu được chính thức gọi là Quốc khánh.

Ngoài ra, ngày 2/9 còn là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại thủ đô Hà Nội vào ngày 2/9/1969, hưởng thọ 79 tuổi. Để tránh trùng với ngày Quốc khánh nên Bộ Chính trị lúc bấy giờ đã thông báo Bác mất ngày 3/9. Phải 20 năm sau, vào ngày 19/8/1989 thì Bộ chính trị mới thông báo chính thức ngày mất của Bác là 2/9.

Tìm hiểu về bối cảnh và lịch sử ra đời ngày 2/9

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đón Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).

Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về ở căn gác số 48, Hàng Ngang và hàng ngày đến làm việc tại nhà số 12 phố Ngô Quyền – trụ sở của Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ. Trong các ngày 28/8 và 29/8, Hồ Chí Minh đã dành phần lớn thời gian của mình để viết ra bản Tuyên ngôn độc lập.

Sau ngày 19/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cộng sự của Người đã bàn bạc việc chọn ngày ra mắt quốc dân để đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Sáng sớm ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, rất nhiều người dân đã có mặt từ rất sớm với trang phục chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình.

Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp Nhân dân, chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội.

14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời.

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Bác đã khẳng định rất rõ rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập và không thể xâm phạm. Bác cũng lên án chế độ thực dân đã gây ra những tội ác đối với nhân dân ta, cũng như Bác đã ca ngợi tinh thần chiến đấu quyết liệt của những chiến sĩ, những người dân tham gia đánh đuổi giặc.

Và khi kết thúc bản Tuyên ngôn, Bác cũng tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Sau khi tìm hiểu ngày 2/9 là ngày gì? Bối cảnh và lịch sử ra đời của ngày 2/9, nội dung tiếp theo đây chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc ý nghĩa ngày 2/9.

Ý nghĩa ngày 2/9

Ngày 2/9/1945 là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 2/9/1945 đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi nhất trong hành trình mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam trước toàn thế giới.

Quốc Khánh 2/9 chính là dịp để mỗi người dân Việt Nam bao gồm cả đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, về đất nước, tưởng nhớ lại những thời khắc lịch sử quan trọng của đất nước.

Đây cũng là dịp để mỗi chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến những công lao, hi sinh to lớn của các thế hệ đi trước, cùng nhìn lại chặng đường gian khổ và hào hùng của dân tộc, từ đó trau dồi, trang bị thêm kiến thức, trí và lực để tiếp tục xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày một vững mạnh, phát triển hơn nữa.

Có thể nói, Quốc khánh 2/9 có ý nghĩa đặc biệt vô cùng quan trọng, được xem là một ngày hội lớn của dân tộc, đánh dấu những bước ngoặt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam.

Lịch nghỉ ngày 2/9

Năm 2021 là thời điểm bắt đầu thực hiện Bộ luật Lao động năm 2019 với nhiều quy định mới.Điểm đ Khoản 1 và khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

[..] đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.”

Như vậy, kể từ năm 2021, người lao động sẽ được nghỉ làm, hưởng nguyên lương dịp Quốc khánh trong 02 ngày vào ngày 02/9 và một ngày liền trước hoặc liền sau. Việc bố trí lịch nghỉ dịp này của từng năm sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Năm 2021 cũng là năm đầu tiên người lao động được áp dụng chế độ nghỉ này. Trong khi đó, trước đây, theo Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động chỉ được nghỉ 01 ngày duy nhất là ngày 02/9.

Ngày 26/11/2020, Văn phòng chính phủ ban hành Công văn số 9895/VPCP-KGVX. Theo Công văn này, dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm 2021 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật sẽ được nghỉ 04 ngày liên tiếp từ ngày thứ Năm (02/9/2021) đến hết ngày Chủ Nhật (05/9/2021). Trong đó là 02 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh và 02 ngày là ngày nghỉ hàng tuần.

Trong khi đó, Các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Ngày 2/9 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 2/9. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

>>>>> Tham khảo thêm: Ngày 27/7 là ngày gì?



Các câu hỏi về 2/9 là ngày gì


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê 2/9 là ngày gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết 2/9 là ngày gì ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết 2/9 là ngày gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết 2/9 là ngày gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về 2/9 là ngày gì


Các hình ảnh về 2/9 là ngày gì đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tra cứu thêm báo cáo về 2/9 là ngày gì tại WikiPedia

Bạn nên xem thông tin về 2/9 là ngày gì từ web Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại

???? Nguồn Tin tại: https://vietvan.vn/hoi-dap/

???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://vietvan.vn/hoi-dap/

Related Posts

About The Author

Add Comment